React Hay Nextjs: Lựa Chọn Tối Ưu Cho Việc Triển Khai Giao Diện?05:10 28/09/2024
1. Giới thiệu
Khi phát triển các ứng dụng web hiện đại, việc chọn đúng công nghệ cho giao diện người dùng đóng vai trò vô cùng quan trọng và trong đó có cái tên nối bật là React và Nextjs, mỗi công nghệ đều có những thế mạnh và mục đích sử dụng khác nhau.
Việc lựa chọn giữa React thuần và Nextjs phụ thuộc vào nhiều yếu tố như yêu cầu dự án như hiệu suất, SEO, và khả năng triển khai, mở rộng trong tương lai. Bài viết này sẽ phân tích sâu các điểm mạnh, yếu của từng công nghệ, giúp bạn có cái nhìn toàn diện để đưa ra quyết định tối ưu cho dự án của mình.
2. React – Thư viện UI mạnh mẽ, linh hoạt
2.1 Giới thiệu về React
Reactjs là một thư viện mã nguồn mở do Facebook phát triển, chuyên dành cho việc xây dựng giao diện người dùng. Một trong những tính năng cốt lõi của React là khả năng tạo các component có thể tái sử dụng, giúp việc xây dựng và duy trì giao diện trở nên dễ dàng hơn, đặc biệt là trong các ứng dụng quy mô lớn.
2.2 Lợi ích của React
Tính linh hoạt cao: React không áp đặt cấu trúc ứng dụng, cho phép các nhà phát triển tùy chỉnh hoàn toàn cách tổ chức mã nguồn. Điều này tạo sự linh hoạt tối đa, nhưng đòi hỏi người dùng cần có kinh nghiệm để duy trì cấu trúc hợp lý hoặc ban có thể kham khảo các cấu trúc dự án trên git của những người đi trước đã xây dựng sẵn hoặc ban có thể kham khảo của mình.
Khả năng tái sử dụng: giúp bạn chia ứng dụng thành các phần nhỏ(componennt) hoặc cầu hình để dễ quản lý, đồng thời tái sử dụng chúng trên nhiều trang của dự án khắc phục việc phải dựng từng tệp html tĩnh khi triển khai theo cách truyền thống.
Virtual DOM (Document Object Model): Một trong những điểm mạnh nhất của React là khả năng tối ưu hóa hiệu suất nhờ Virtual DOM, giúp cập nhật và render giao diện hiệu quả hơn so với thao tác trực tiếp trên DOM thật như cách triển khai giao diện web truyền thống.
Đóng gói và tích hợp: Khi đóng gói dự án sẽ xuất ra các tài nguyên tĩnh nên có thể triển khai trên cùng một source dự án với các thư viện thuần server side như fastapi, express, nestjs,... như một view template.
Cộng đồng lớn và hệ sinh thái phong phú: Với sự phổ biến của frontend dev và sự hỗ trợ mạnh mẽ từ cộng đồng điển hình như f8, trungquandev hoặc các video dài nhiều tiếng của freecodecamp, GreatStack. Do dó, React có hàng ngàn thư viện hỗ trợ phát triển từ giao diện đến quản lý trạng thái, tích hợp api, và hơn thế nữa React rất dễ dàng tiếp cận, học hỏi. nói chung bạn cỏ thể hiểu hiện tai 100m2 8 ông reactjs.
2.3 Hạn chế của React
Yêu cầu setup phức tạp hơn: React chỉ là một thư viện UI, không phải là một framework đầy đủ. Vì vậy, khi xây dựng ứng dụng từ đầu, bạn cần tích hợp nhiều công cụ khác nhau như routing (React Router), quản lý trạng thái (Redux, Context API), và xử lý SEO (React Helmet).
SEO hạn chế: Do React là thư viện phía client (client-side rendering), nên khả năng tối ưu hóa SEO không được tối ưu khi so với các giải pháp render phía server (server-side rendering). Tuy bạn có thể tối ưu SEO các tag ở head điển hình như React Helmet.
3. Nextjs – Tăng cường khả năng SEO và tối ưu hóa hiệu suất
3.1 Giới thiệu về Nextjs
Nextjs là một framework dựa trên React, phát triển bởi Vercel, cung cấp các tính năng cao cấp như server-side rendering (SSR) và static site generation (SSG). Mục tiêu chính của Nextjs là đơn giản hóa việc phát triển các ứng dụng React bằng cách bổ sung các tính năng mà React không tự cung cấp sẵn kèm phối hợp với nodejs để triển khai các tác vụ api connect database.
3.2 Lợi ích của Nextjs
Server-side Rendering (SSR): SSR giúp render trang web từ component trực tiếp từ server thay vì đợi đến khi trang tải xong tài nguyên xuống trình duyệt mới bắt đầu load vào dom như react thuần. Điều này cải thiện hiệu suất tải trang do ko cần tải toàn bộ tài nguyên khi load lần đầu, đặc biệt là trên các thiết bị di động hoặc kết nối mạng yếu, đồng thời tăng cường khả năng SEO.
Static Site Generation (SSG): Với Nextjs, bạn có thể tạo các trang tĩnh (static pages) tại thời điểm build, giúp trang web tải cực nhanh khi người dùng truy cập. Đây là tính năng lý tưởng cho các blog, trang giới thiệu sản phẩm hoặc các nội dung ít thay đổi.
Routing tự động: Nextjs đi kèm với hệ thống routing tự động đi theo đầu mục của các thư mục như pages hoặc app(mới), giúp tiết kiệm thời gian khi tạo cấu trúc đường dẫn cho các trang trong ứng dụng mà không cần phải thiết lập thêm như trong React thuần. Với layout trong app router thì bạn thế tách biệt rõ ràng layout template ra tệp riêng so với page chính khiến cho việc quản lý nhiều layout hoặc không layout trong hệ thống dễ dàng hơn.
API Routes: Nextjs cung cấp một giải pháp đơn giản để xây dựng API bên trong ứng dụng mà không cần một server riêng biệt, giúp quản lý dễ dàng các endpoint khi phát triển các tính năng phía backend.
Tối ưu hiệu năng với Image Optimization: Nextjs có sẵn tính năng Image Optimization, giúp tự động điều chỉnh kích thước ảnh dựa trên kích thước thiết bị người dùng, tải hình ảnh với phiên bản đúng kích thước mà bạn đã cấu hình để tiết kiệm băng thông và tăng tốc độ tải trang.
3.3 Hạn chế của Nextjs
Ít linh hoạt hơn React thuần: Mặc dù Nextjs bổ sung nhiều tính năng hữu ích, nhưng điều này có thể làm giảm tính linh hoạt và cấu hình phứt tạp hơn nếu bạn chỉ cần xây dựng các ứng dụng nhỏ hoặc không cần đến SSR/SSG.
Kích thước lớn hơn: Do tính năng server-side rendering và static site generation, kích thước của ứng dụng Nextjs có thể lớn hơn, yêu cầu thời gian build dài hơn trong các dự án phức tạp.
4. Khi nào nên chọn React? Khi nào nên chọn Nextjs?
4.1 Nên chọn React thuần khi:
Là mội người vừa mới tiếp cận với trình giao diện web.
Bạn cần sự linh hoạt tối đa trong cách tổ chức mã nguồn và phát triển ứng dụng.
Cần tích hợp như một template view với các hệ thống backend như fastapi, express, .Net, spring,.. mà không muốn run thêm port hặc thêm domain khi triển khai.
Dự án của bạn không yêu cầu nhiều về SEO hoặc bạn có thể tự giải quyết các vấn đề liên quan đến SEO bằng các thư viện và giải pháp bên ngoài.
Bạn đang xây dựng một ứng dụng một trang (Single Page Application - SPA) với tính tương tác phức tạp, nơi mà chỉ cần client-side là đủ.
4.2 Nên chọn Nextjs khi:
Bạn muốn tối ưu hóa SEO và cải thiện thời gian tải trang nhờ SSR và SSG.
Tối ưu hiệu năng với Image Optimization: Nextjs có sẵn tính năng Image Optimization, giúp tự động điều chỉnh kích thước ảnh dựa trên kích thước thiết bị người dùng, tải hình ảnh ở các định dạng hiện đại như WebP để tiết kiệm băng thông và tăng tốc độ tải trang.
Dự án của bạn có nhiều trang nội dung tĩnh (blog, landing page, chi tiết sản phẩm) hoặc cần tối ưu hóa khả năng lập chỉ mục từ các công cụ tìm kiếm.
Bạn muốn sử dụng một framework có sẵn các công cụ như API routes, routing tự động, và SSR để tiết kiệm thời gian phát triển và bảo trì.
5. Kết luận
Điều quan trọng là hiểu rõ nhu cầu dự án của mình, từ đó lựa chọn công cụ phù hợp nhất để triển khai giao diện một cách hiệu quả. Nếu bạn cần một giải pháp linh hoạt, phù hợp cho các ứng dụng SPA, React thuần có thể là lựa chọn lý tưởng. Tuy nhiên, nếu bạn cần các tính năng nâng cao như server-side rendering, SEO tối ưu, và tốc độ tải trang nhanh, thì Nextjs là lựa chọn phù hợp.
Đây là những cảm nhận cá nhân sau một thời gian trải nghiệm thực tế với React và Nextjs. Bài viết này chỉ phản ánh phiên bản hiện tại của Nextjs (14) và React (18), vì vậy nội dung có thể không còn phù hợp sau khi các phiên bản mới được cộng đồng cập nhật và cải thiện.